Bài tập vị trí vân trong giao thoa ánh sáng

Bài tập vị trí vân sáng và vị trí vân tối

Với mong muốn giúp bạn rèn luyện tốt khi gặp bài toán về vị trí vân sáng và vị trí vân tối nên bài viết này được biên soạn theo câu trúc đề thi chính thức của bộ, tất nhiên là kiến thức sẽ được hệ thống từ căn bản tới nâng cao để bạn dễ hiểu

Vị trí vân sáng

Ví dụ 1: Dùng ánh sáng có bước sóng 0,66 μm chiếu vào 2 khe young để tạo ra giao thoa ánh sáng trên màn. Biết a = 1 mm, D = 3 m. Hỏi

a) Khoảng vân bằng bao nhiêu?

b) Vị trí vân sáng thứ 5

c) Vị trí vân tối thứ 8

Hướng dẫn giải

Theo đề bài:

  • Bước sóng ánh sáng λ = 0,66 (μm) = 0,66.10-6 (m)
  • Khoảng cách giữa 2 khe là a = 1 (mm) = 10-3 (m)
  • Khoảng cách từ hai khe tới màn là D = 3 m

a) Áp dụng công thức khoảng vân: $i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,{{66.10}^{ – 6}}.3}}{{{{10}^{ – 3}}}} = 1,{98.10^{ – 3}}\left( m \right) = 1,98\left( {mm} \right)$

b) Vân sáng thứ 5 ứng với k = 5, áp dụng công thức xác định vị trí vân sáng thứ 5: x5 = k5.i = 5.1,98 = 9,9 (mm)

c) Vị trí vân tối thứ 8 ứng với k8 = 7, áp dụng công thức xác định vị trí vân tối thứ 8:

x8 = (k5 + 0,5)i = (7 + 0,5).1,98 = 14,85 (mm)

Kết luận:

a) i = 1,98 (mm)

b) x5 = 9,9 (mm)

c) x8 = 14,85 (mm)

Ví dụ 2: Thực hiện thí nghiệm giao thoa với sóng ánh sáng xanh có bước sóng 0,65 μm. Biết khoảng cách giữa 2 khe sáng là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 4 m. Hãy xác định

a) Độ rộng khoảng vân

b) Khoảng cách từ vân sáng thứ 6 đến vân sáng thứ 8 cùng phía

c) Khoảng cách từ vân sáng thứ 2 đến vân sáng thứ 4 khác phía

d) khoảng cách từ vân tối thứ 3 đến vân tối thứ 5 cùng phía

e) Khoảng cách từ vân tối thứ 10 đến vân tối thứ 7 khác phía

f) Khoảng cách từ vân tối thứ 4 đến vân sáng thứ 7 cùng phía

g) khoảng cách từ vân sáng thứ 5 đến vân tối thứ 10 khác phía.

Hướng dẫn giải

Theo đề bài:

  • λ = 0,65 μm = 0,65.10-6 (m)
  • a = 0,5 mm = 0,5.10-3 (m)
  • D = 4 (m)

a) Dựa vào công thức khoảng vân: $i = \frac{{\lambda D}}{a} = \frac{{0,{{65.10}^{ – 6}}.4}}{{0,{{5.10}^{ – 3}}}} = 5,{2.10^{ – 3}}\left( m \right) = 5,2\left( {mm} \right)$

b) Vị trí vân sáng thứ 6 ứng với k = 6: x6 = 6i = 6.5,2 = 31,2 (mm)

Vị trí vân sáng thứ 8 ứng với k = 8: x8 = 8i = 8.5,2 = 41,2 (mm)

Khoảng cách từ vân sáng thứ 6 đến vân sáng thứ 8 cùng phía: Δx = x8 – x6 = 41,2 – 31,2 = 10 (mm)

c) Vị trí vân sáng thứ 2 ứng với k = 2: x2 = 2i = 2.5,2 = 10,4 (mm)

Vị trí vân sáng thứ 4 ứng với k = 4: x4 = 4i = 4.5,2 = 20,8 (mm)

Vì đề bài yêu cầu tim khoảng cách từ vân sáng thứ 2 đến vân sáng thứ 4 khác phía nên:

Δ24 = x4 + x2 = 20,8 + 10,4 = 31,2 (mm)

d) Vị trí vân tối thứ 3 ứng với k3 = 2: x3 = (k3 + 0,5)i = (2 + 0,5).5,2 = 13 (mm)

Vị trí vân tối thứ 5 ứng với k5 = 4: x5 = (k5 + 0,5)i = (4 + 0,5).5,2 = 23,4 (mm)

Vì đề bài yêu cầu tim khoảng cách từ vân tối thứ 3 đến vân sáng thứ 5 cùng phía nên

Δ35 = x5 – x3 = 23,4 – 13 = 10,4 (mm)

e) Vị trí vân tối thứ 10 ứng với k10 = 9: x10 = (k10 + 0,5)i = (9 + 0,5).5,2 = 49,4 (mm)

Vị trí vân tối thứ 7 ứng với k7 = 6: x7 = (k7 + 0,5)i = (6 + 0,5).5,2 = 33,8 (mm)

Vì vị trí vân tối thứ 10 và thứ 7 khác phía nên khoảng cách giữ chũng là Δ10-7 = x10 + x7 = 49,4 + 33,8 = 83,2 (mm)

f) Vị trí vân tối thứ 4 ứng với k4 = 3: x4 = (k4 + 0,5)i = (3 + 0,5).5,2 =18,2 (mm)

Vị trí vân sáng thứ 7 ứng với k = 7: x7 = 7i = 7.5,2 = 36,4 (mm)

Khoảng cách từ vân tối thứ 4 đến vân sáng thứ 7 cùng phía là: Δ4-7 = x7 – x4 = 36,4 – 18,2 = 18,2 (mm)

g) Vị trí vân sáng thứ 5 ứng với k = 5: x5 = 5i = 5.5,2 = 26 (mm)

Vị trí vân tối thứ 10 ứng với k10 = 9: x10 = (k10 + 0,5)i = (9 + 0,5).5,2 = 49,4 (mm)

khoảng cách từ vân sáng thứ 5 đến vân tối thứ 10 khác phía: Δ10-5 = x10 + x5 = 49,4 + 26 = 75,4 (mm)

Kết luận:

a) i = 5,2 mm

b) Δx = 10 (mm)

c) Δ24 = 31,2 (mm)

d) Δ35 = 10,4 (mm)

e) Δ10-7 = 83,2 (mm)

f) Δ4-7 = 18,2 (mm)

g) Δ10-5 = 75,4 (mm)

Ví dụ 3: Lắp một dụng cụ giao thoa ánh sáng λ với khoảng cách từ khe sáng này tới khe sáng kia là 0,5mm, đo đúng khoảng cách từ màn tới hai khe sáng là 2m. Kết quả là trên màn có các vân giao thoa. Dùng thước đo khoảng cách từ vị trí vân sáng bậc 3 đến vân tối thứ 3 khác phía là 10 mm. Hỏi bước sóng dùng trong thí nghiệm này có độ lớn bao nhiêu

Hướng dẫn giải

Theo đề bài

  • a = 0,5 (mm) = 0,5.10-3 (m)
  • D = 2 (m)

Vân sáng bậc 3 ứng với k = 3 => xs3 = 3i

Vân tối thứ 3 ứng với k = 2 => xt2 = (2 + 0,5)i = 2,5i

Vì hai vân này nằm khác phía nên: Δxs3-t2 = xs3 + xt2 = 3i + 2,5i = 5,5i

Theo đề Δxs3-t2 = 10 mm nên

$5,5.\frac{{\lambda .2}}{{0,{{5.10}^{ – 3}}}} = {10.10^{ – 3}} \Leftrightarrow \lambda = 0,{46.10^{ – 6}}\left( m \right) = 0,46\left( {\mu m} \right)$

Kết luận: Ánh sáng dùng trong thí nghiệm trên có bước sóng là 0,46 (μm)

Qua những ví dụ được biên soạn hết sức tỉ mỉ trên hẳn bạn đã hiểu rõ được công thức về vị trí vân sáng, vị trí vân tối. Hy vọng bài viết này đã giúp ích được cho bạn trong quá trình chinh phục những câu hỏi khó chương sóng ánh sáng

Bahis Siteleri bedava bonus veren siteler sites that give free bonuses Betting Sites Betting Sites
Cialis Cialis Fiyat