(Chuyên Hà Tĩnh – 2017) Một nguồn phát sóng cơ hình sin đặt tại O, truyền dọc theo sợi dây đàn hồi căng ngang rất dài OA với bước sóng 48 cm. Tại thời điểm t$_{1}$ và t$_{2}$ hình dạng của một đoạn dây tương ứng như đường 1 và đường 2 của hình vẽ, trục Ox trùng với vị trí cân bằng của sợi dây, chiều dương trùng với chiều truyền sóng. Trong đó M là điểm cao nhất, u$_{M}$, u$_{N}$, u$_{H}$ lần lượt là li độ của các điểm M, N, H. Biết $u_{M}^{2}=u_{N}^{2}+u_{H}^{2}$ và biên độ sóng không đổi. Khoảng cách từ P đến Q bằng

(Chuyên Hà Tĩnh – 2017) Một nguồn phát sóng cơ hình sin đặt tại O, truyền dọc theo sợi dây đàn hồi căng ngang rất dài OA với bước sóng 48 cm. Tại thời điểm t$_{1}$ và t$_{2}$ hình dạng của một đoạn dây tương ứng như đường 1 và đường 2 của hình vẽ, trục Ox trùng với vị trí cân bằng của sợi dây, chiều dương trùng với chiều truyền sóng. Trong đó M là điểm cao nhất, u$_{M}$, u$_{N}$, u$_{H}$ lần lượt là li độ của các điểm M, N, H. Biết $u_{M}^{2}=u_{N}^{2}+u_{H}^{2}$ và biên độ sóng không đổi. Khoảng cách từ P đến Q bằng

A. 2 cm.

B. 12 cm.

C. 6 cm.

D. 4 cm.

+ Tại thời điểm t$_{1}$, điểm H có li độ u$_{H}$ và đang tăng, đến thời điểm t$_{2}$, điểm H có li độ vẫn là u$_{H}$ và đang giảm

+ Phương pháp đường tròn, ta thu được hình vẽ như sau

$u_{M}^{2}=u_{N}^{2}+u_{H}^{2}\Rightarrow \widehat{NP{{H}_{{{t}_{1}}}}}={{90}^{0}}$

Ta để ý rằng vị trí từ M đến ${{H}_{{{t}_{1}}}}$ứng với sự lệch pha nhau về mặt không gian (Δx), vị trí từ N đến ${{H}_{{{t}_{2}}}}$ứng với sự lệch pha nhau về mặt thời gian (Δt). Mặc khác M và N có cùng một vị trí trong không gian và ${{H}_{{{t}_{1}}}}\equiv {{H}_{{{t}_{2}}}}\Rightarrow \alpha =\beta ={{30}^{0}}$

Từ đó ta tính được ${{u}_{N}}=\frac{A}{2}\Rightarrow \Delta {{\varphi }_{{{x}_{PQ}}}}=\frac{2\pi PQ}{\lambda }=\frac{\pi }{6}\Rightarrow PQ=\frac{\lambda }{12}=4cm$

Đáp án D